Đồng hồ đo

Đồng hồ đo là một thiết bị đo lường hiển thị giá trị của một đại lượng vật lý đang được đo, chẳng hạn như điện áp, dòng điện, áp suất, nhiệt độ hoặc tốc độ. Thiết bị hoạt động chính xác, hiệu quả cao, được ứng dụng đa dạng trong công nghiệp, thương mại, sản xuất,... với nhiều tính năng nổi bật.

Khái niệm đồng hồ Counter

Đồng hồ Counter là thiết bị cơ học hoặc điện tử, được sử dụng để đếm và ghi nhớ số lượng các vật thể, tần số hoặc thời gian và ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

 đồng hồ Counter

Cấu tạo đồng hồ Counter

Bộ đếm được cấu tạo từ 3 bộ phận cơ bản:
- Màn hình hiển thị  
- Khu vực cài đặt  
- Các mạch bên trong đếm số lượng tín hiệu đầu vào, xử lý và xuất tín hiệu đầu ra

cấu tạo đồng hồ đo Counter

Phân loại đồng hồ Counter

Bộ đếm được chia thành 2 loại chính: bộ đếm đồng bộ (Synchronous Counter) và bộ đếm không đồng bộ (Asynchronous Counters).
- Bộ đếm đồng bộ
Bộ đếm đồng bộ là bộ đếm có các bit đầu ra thay đổi trạng thái đồng thời, không có gợn sóng. Đầu vào đồng hồ trên tất cả các flip flops của bộ đếm đồng bộ sử dụng cùng một nguồn và tạo ra cùng một tín hiệu đồng hồ tại cùng một thời điểm. Bộ đếm đồng bộ có thể đếm từ 0 và tăng dần, sau đó bắt đầu một chu kỳ đếm mới sau khi được đặt lại.
Không có độ trễ lan truyền trong bộ đếm này bởi vì, một lần nữa, tất cả các flip flops ở đây là nguồn xung nhịp song song. Đồng hồ kích hoạt tất cả các bộ đếm cùng một lúc.
- Bộ đếm không đồng bộ
Bộ đếm không đồng bộ là bộ đếm không hoạt động theo đồng thời. Chỉ có flip-flop đầu tiên được tạo xung nhịp bên ngoài bằng cách sử dụng xung đồng hồ, trong khi đầu vào xung nhịp cho các flip-flop tiếp theo sẽ là đầu ra từ flip-flop trước đó.
Bộ đếm không đồng bộ là bộ đếm có đầu ra không có tín hiệu xung nhịp. Bởi vì các flip flops trong các bộ đếm không đồng bộ được cung cấp các tín hiệu xung nhịp khác nhau, có thể có sự chậm trễ trong việc tạo ra đầu ra.

Ứng dụng của bộ đếm

Bộ đếm được sử dụng để theo dõi số lượng sản phẩm được sản xuất trong một dây chuyền sản xuất hoặc thậm chí trong một nhà máy. Ngoài ra, bộ đếm còn được sử dụng để thu thập dữ liệu, giám sát từ xa, hệ thống tự động hóa.
Bộ đếm được sử dụng để theo dõi số lượng sản phẩm được sản xuất trong một dây chuyền sản xuất hoặc thậm chí trong một nhà máy. Ngoài ra, bộ đếm còn được sử dụng để thu thập dữ liệu, giám sát từ xa, hệ thống tự động hóa.

 đồng hồ Counter

Đồng hồ Timer là gì?

Timer được biết đến với rất nhiều tên gọi như: bộ định thời, rơ re thời gian, rơ le định thời, công tắc thời gian, bộ đặt thời gian,... Đây là thiết bị điều khiển, sau một khoảng thời gian xác định trước sẽ tự động khởi động hoặc dừng một hệ thống, máy móc hoặc thiết bị được sử dụng trong công nghiệp hoặc gia đình.

Đồng hồ Timer

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Timer

Về cấu tạo, timer rơ le thời gian là sự kết hợp của các tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở và bộ định thời gian (có thể là bằng cơ analog hoặc bằng kỹ thuật số digital)
Về nguyên lý hoạt động, đồng hồ timer được chia làm hai trường hợp riêng biệt, phụ thuộc vào hoạt động của bộ định thời.  
Timer on delay
Khi cuộn dây được cấp nguồn, trạng thái các tiếp điểm trên timer sẽ:
Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.  
Tiếp điểm định thời sẽ không đóng lại ngay như tiếp điểm không định thời ở trên, mà sẽ trải qua một khoảng thời gian như chúng ta cài đặt mới đóng lại và đồng thời duy trì trạng thái đó.  
Khi ngắt nguồn điện cấp cho bộ định thời timer, thì toàn bộ các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.
Off delay timer
Khi cuộn dây được cấp điện, các tiếp điểm trên timer sẽ:
Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.  
Tiếp điểm định thời sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng như các tiếp điểm trên.  
Khi ngắt nguồn cấp cho cuộn dây, các tiếp điểm không định thời bị ngắt, nhưng các tiếp điểm định thời vẫn hoạt động cho đến một khoảng thời gian được đặt trước sau đó mới ngắt.

đồng hồ Counter loại đồng bộ, không đồng bộ

Phân loại rơ le thời gian Timer

Trên thị trường đang có hai loại timer định thời khác nhau, dựa trên công nghệ chế tạo:
- Timer analog  
Bộ đếm thời gian bằng tay, kim rất giống với việc cài đặt đồng hồ hoặc sử dụng núm chỉnh giờ trên quạt máy gia đình. Thiết kế cơ học có lò xo giúp theo dõi thời gian. Một số nhà cung cấp cho bạn tùy chọn đặt bao nhiêu khoảng thời gian bật / tắt tùy thích trong khoảng thời gian 24 giờ. Bộ hẹn giờ khác giới hạn thời gian hoạt động tối đa 60 phút.
Thiết kế cơ khí đảm bảo mạch sẽ được cắt hoàn toàn vào thời gian quy định.
Bộ đếm thời gian cơ học bền, đáng tin cậy và tiện lợi. Với độ bền và tính đơn giản, bộ hẹn giờ cơ học, dây quấn lò xo thường được sử dụng cho đèn chiếu sáng, quạt trần, thiết bị gia dụng, đèn sưởi phòng tắm, phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng và hồ bơi.
- Timer kỹ thuật số
Bộ hẹn giờ có thể lập trình cho phép bạn đặt công tắc để bật và tắt vào những thời điểm cụ thể. Chúng tương tự như một số bộ hẹn giờ cơ học vì chúng có thể có nhiều chu kỳ bật / tắt trong khoảng thời gian 24 giờ, nhưng chúng có thể được lên lịch cho hơn một ngày.
Với timer digital bạn có thể đặt lịch trình 7 ngày với thời gian bật / tắt chính xác.
Còn có các bộ hẹn giờ kỹ thuật số “thông minh” cho phép bạn sử dụng điện thoại thông minh của mình như thiết bị điều khiển từ xa để đặt bộ hẹn giờ, bật / tắt đèn. Có thể ghép nối với Alexa hoặc Google Home để điều khiển bằng giọng nói.

Timer kỹ thuật số

Công dụng của timer

Timer là một thiết bị điện rất hữu ích cho các mạch cần tự đồng điều khiển. Chúng hỗ trợ giải quyết các bài toán thiếu nhân sự trong việc đóng cắt cho thiết bị hay hệ thống hoạt động. 
Ví dụ: 
Mạch định thời điều khiển chiếu sáng   
Mạch định thời điều khiển hoạt động cho máy bơm nước ứng dụng trong đời sống dân dụng, nuôi trồng thuỷ hải sản, hệ thống tưới tiêu tự động,...  
Hệ thống điều khiển định thời đóng mở các van công nghiệp một cách tự động.  
Là thành phần trong hệ thống chuyển mạch tự động trong các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.  

Xem thêm

Thu gọn