Cùng tìm hiểu về 6 lệnh lập trình Mitsubishi cơ bản

6 tháng trước Phạm Thúy Hương 185

Các lệnh lập trình thường dùng khi lập trình PLC Mitsubishi là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người sử dụng quan tâm.

Các lệnh lập trình thường dùng khi lập trình PLC Mitsubishi là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người sử dụng quan tâm. Hãy cùng Hợp Long Tech tìm hiểu các thông tin về 6 lệnh lập trình Mitsubishi cơ bản trong bài viết dưới đây.  

Lưu ý khi sử dụng lệnh lập trình PLC Mitsubishi  

•    Chúng ta cần nắm rõ chức năng của các lệnh này.  Ví dụ như: Của lệnh tiếp điểm thường đóng thường hở và loại lấy cạnh lên. Điều kiện sau lệnh tiếp điểm thường đóng thường hở sẽ thực thi liên tục chừng nào tiếp điểm còn đóng, còn lệnh lấy cạnh lên hoặc cạnh xuống chỉ thực thi một lần duy nhất khi điều kiện có cạnh lên hay xuống xảy ra.  
•    Trong một đoạn chương trình có nhiều lệnh set reset cùng một tín hiệu ngõ vào thì lệnh gần END (kết thúc chương trình) nhất sẽ được thực thi.  
•    Nếu trong chương trình bạn đồng thực dùng lệnh set reset và lệnh out tín hiệu ngõ ra theo điều kiện ngõ vào thì lệnh set reset hầu như không có tác dụng.  
•    Khi gắn tín hiệu cho các lệnh này các bạn cần lưu ý một số vùng nhớ đặc biệt nếu sử dụng tới vùng nhớ này có thể khiến cho chương trình plc bị lỗi hoặc chạy không đúng như ý đồ của người lập trình.  

Lệnh tiếp điểm thường hở  

- Lệnh này gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, S, T, C.  
- Chức năng: Đọc trạng thái của tín hiệu bit. Ví dụ tiếp này gắn với X0 thì khi X0 ON (đèn input sáng) thì sẽ chuyển từ thường hở sang thường đóng.  
- Thường sử dụng khi cần điều kiện và thực thi. Ví dụ như là nếu tín hiệu X0 ON thì out ra ngõ Y0.  
Lệnh tiếp điểm thường đóng  
- Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, S, T, C  
- Chức năng tương tự như tiếp điểm thường mở nhưng ngược lại. Ví dụ tiếp điểm thường đóng gắn với X1 thì khi X1 ON thì tiếp điểm sẽ chuyển sang thường hở.  
- Thường sử dụng khi cần phủ định điều kiện và thực thi. Ví dụ như tín hiệu X0 ON thì OFF ngõ ra Y0.  

Lệnh lấy cạnh lên của tín hiệu  

- Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, S, T, C  
- Chức năng là thực thi khi tín hiệu được gán chuyển trạng thái từ OFF thành ON. Ví dụ như khi ta nhấn nút nhấn ON thì lệnh liền phía sau sẽ được thực thi.  
- Thường sử dụng để đọc trạng thái nút nhấn dạng nhả (không tự giữ). Ứng dụng trong lập trình theo chu trình  
Lệnh lấy cạnh xuống của tín hiệu  
- Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, S, T, C  
- Chức năng là thực thi khi tín hiệu được gán chuyển trạng thái từ ON thành OFF. Ví dụ như khi ta nhấn nút nhấn OFF thì lệnh liền phía sau sẽ được thực thi.  
- Thường sử dụng để đọc trạng thái nút nhấn dạng tự giữ.  

Lệnh Set tín hiệu  

- Gắn được cho vùng nhớ: Y, M, S  
- Chức năng là bật tín hiệu ở trạng thái off thành on. Ví dụ như bật Y0 từ 0 lên 1.  
- Thường dùng để xuất tín hiệu ngõ ra, bật cờ quy định bắt đầu chạy một tác vụ trong chương trình.  

Lệnh Reset tín hiệu  

- Gắn được cho vùng nhớ: Y, M, S  
- Chức năng là tắt tín hiệu ở trạng thái ON thành OFF. Ví dụ tắt Y0 từ 1 thành 0  
- Thường dùng để tắt tín hiệu ngõ ra, tắt cờ trong khi kết thúc tác vụ xử lý của một đoạn chương trình.  
Mọi vấn đề thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ Hợp Long qua Hotline 1900 6536 để được chúng tôi hỗ trợ.  

Share

Để lại bình luận của bạn

Chưa có bình luận nào!