Phân loại bộ lập trình PLC và các ứng dụng của PLC trong tự động hóa

3 tháng trước Phạm Thúy Hương 106

Có thể nói rằng hệ thống tự động hóa với thiết bị nguồn đầu não tinh chỉnh các hoạt động của máy móc công nghiệp, và trong đó, bộ lập trình PLC đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Lĩnh vực tự động hóa phát triển mang lại lợi thế cho ngành công nghiệp, nâng cao hiệu suất, sản lượng và độ chính xác của các sản phẩm. Nhiều thiết bị ứng dụng trong hệ thống tự động hóa tạo nên hoạt động liên tục của máy móc, theo một chương trình đã lập trình sẵn. Có thể nói rằng hệ thống tự động hóa với thiết bị nguồn đầu não tinh chỉnh các hoạt động của máy móc công nghiệp, và trong đó, bộ lập trình PLC đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Hãy cùng Hợp Long Tech tìm hiểu về đặc trưng và các ứng dụng thực tế của bộ lập trình PLC trong tự động hóa qua bài viết dưới đây.

Khái niệm của PLC?

Bộ lập trình PLC là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong ngành tự động hóa, hỗ trợ hiệu quả cho việc điều khiển thiết bị máy móc vận hành. PLC (Programmable Logic Controller) còn được gọi là bộ điều khiển logic khả trình cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán phức tạp, logic thông qua ngôn ngữ lập trình, điều khiển gửi tín hiệu đến các máy móc công nghiệp, hệ thống điện,... Con người sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình PLC để giao tiếp và điều kiển PLC theo ý đồ mong muốn. Các ngôn ngữ lập trình của PLC rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là Ladder hay State Logic.

Phân loại bộ lập trình PLC cho hệ thống tự động hóa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị PLC đa dạng, ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực tự động hóa điều khiển các thiết bị vận hành chủ động. Dựa trên hình thức có thể phân loại bộ lập trình PLC thành 2 loại như sau:

PLC dạng hộp đơn

PLC dạng hộp đơn thường được thiết kế dạng nguyên chiếc hoàn chỉnh, có ưu điểm kích thước nhỏ, đầy đủ nguồn, RAM, CPU vi xử lý, cổng đầu vào và đầu ra.

PLC dạng module kép

Đây là những module riêng với chức năng khác nhau ghép nối theo sơ đồ cấu tạo của một PLC hoàn chỉnh: Module nguồn, module CPU, module vào/ra… Chúng có kết cấu khá linh hoạt để người dùng mở rộng thiết bị khi cần thiết, điều khiển cho nhiều thiết bị cùng lúc.

Hiện nay, có 3 phương pháp lập trình PLC đang được áp dụng như:

Lập trình bậc thang  
Lập trình STL  
Lập trình điều khiển CSF, với thứ tự tăng dần về mức độ khó, cài đặt chương trình từ đơn giản đến phức tạp.

Ứng dụng của bộ lập trình PLC trong tự động hóa?

Bộ lập trình PLC có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là công nghiệp sản xuất. PLC được ứng dụng rộng rãi trong các tủ bảng điện tự động hóa của các hệ thống như: cấp nước, nhà máy xử lý nước thải, sản xuất chế biến, đóng gói, giám sát dây chuyền sản xuất, công nghiệp nặng,...

Một số ưu điểm của PLC

Các thiết bị PLC ngày càng được hoàn thiện và tích hợp nhiều tính năng hiện đại hữu ích cho hệ thống công nghiệp, với các ưu điểm như:

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thiết bị PLC ngày càng được hoàn thiện tính hợp nhiều tính năng cũng như lợi ích của PLC trong hoạt động công nghiệp. Các ưu điểm vượt trội của bộ lập trình PLC:

Khả năng lập trình, cài đặt đơn giản, ngôn ngữ lập trình PLC không quá phức tạp.  
Thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian lắp đặt, dễ dàng cài đặt và sửa chữa khi có sự cố.   
Dung lượng bộ nhớ lớn chứa được những chương trình phức tạp  
Có thể ghép nối PLC đơn hoặc mở rộng các module để nâng cao hiệu quả hoạt động, điều khiển các thiết bị.  
Đảm bảo các chương trình cài đặt tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác, có mức độ đáng tin cậy cao.  
Chi phí vận hành hệ thống tự động hóa với PLC hơn nhiều so với các thiết bị thông minh khác.  
Có thể giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: điện thoại, laptop, máy tính, màn hình HMI và các thiết bị ngoại vi khác.  
Tuổi thọ sử dụng cao, chiếm ưu thế về mặt kinh tế

Share

Để lại bình luận của bạn

Chưa có bình luận nào!