Sensor - Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Sensor hay còn được gọi với cái tên khác là cảm biến. Sensor được dùng để biến đổi tín hiệu vật thể môi trường thành tín hiệu có dòng điện 4-20mA 0-10V; truyền về thiết bị điều khiển để đưa ra những công dụng như mong muốn
1, Khái niệm Sensor
Sensor hay còn được gọi với cái tên khác là cảm biến. Sensor được dùng để biến đổi tín hiệu vật thể môi trường thành tín hiệu có dòng điện 4-20mA 0-10V; truyền về thiết bị điều khiển để đưa ra những công dụng như mong muốn. Sensor cảm biến có các loại như: cảm biến nhiệt, cảm biến mức nước, cảm biến siêu âm.
2, Nguyên lý hoạt động của Sensor
Mỗi loại cảm biến khác nhau thì sẽ có một nguyên lý làm việc khác nhau. Chính vì vậy, ở đây tôi sẽ lấy ví dụ về nguyên lý làm việc của cảm biến báo mức chất rắn.
Ví dụ: tháp chứa lúa cao khoảng 25 mét, vậy thì không thể nào trèo lên để canh chừng xem lúa đổ vào tháp chừng được bao nhiêu rồi, đã đầy hay chưa? Chính vì vậy, trong các trường hợp này cần phải dùng một thiết bị cảm biến báo mức chất rắn có dạng cánh quay. Khi được kích hoạt thì nó sẽ quay chậm theo chiều kim đồng hồ.
Khi lượng chất rắn được lấp đầy bồn thì sẽ gây cản trở không cho nó quay nữa. Ngay lập tức thông qua bộ phận xử lý của cảm biến, tín hiệu sẽ được báo về bóng đèn hoặc còi hú để dễ dàng nhận biết.
Cảm biến laser thông minh ZX1 Omron
3, Cấu tạo của Sensor
Cấu tạo của Sensor cảm biến cơ bản sẽ gồm 5 phần chính:
- Bộ phận vi mạch xử lý có nhiệm vụ dùng để chuyển đổi tín hiệu. Ví dụ: mạch khuếch đại, mạch ổn định, mạch chỉnh lưu.
- Cảm biến sensi dùng để truyền từ xa các thông tin về góc quay trục
- Biến áp xoay có vai trò chuyển đổi tín hiệu điện áp
- Con quay: Có nhiệm vụ đo và xác định mức độ sai lệch góc, giúp ổn định hệ thống truyền tín hiệu
- Cảm biến tốc độ chịu tác động của nguồn sáng
Xem thêm: Tất cả mẫu cảm biến Omron
4, Phân loại Sensor
Hiện nay có rất nhiều loại cảm biến Sensor được sử dụng trong trong công nghiệp như:
- Cảm biến nhiệt độ (Temperature sensor)
- Cảm biến mức siêu âm (Ultrasonic level sensor)
- Cảm biến mức tần số (High-Frequency level sensor)
- Cảm biến mức điện dung (Capacitive level sensor)
- Cảm biến dưới nước (Submersible level sensor)
- Ngoài ra còn có các loại cảm biến khác như cảm biến đo lưu lượng nước, cảm biến áp suất,..…
5, Ứng dụng của Sensor trong công nghiệp
- Cảm biến nhiệt can k hay còn được gọi là sensor nhiệt can k có nhiệm vụ dùng để đo nhiệt độ tại các khu vực có mức nhiệt độ cao như ống khói, lò hơi, lò nung….
- Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất chất lỏng, đo áp suất lò hơi, chất khí, ống khói…..
- Cảm biến siêu âm đo mức nước dùng để đo mức nước, báo mức dầu, mức chất lỏng , mức chất dẻo, …. bằng cách thông qua các tín hiệu siêu âm. Cảm biến siêu âm đo mức nước được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy nước ngọt, bia, ……
Xem ngay:
Cảm biến nhiệt độ là gì? Nguyên lý và ứng dụng
Cảm biến sợi quang là gì? cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Share
Để lại bình luận của bạn
Chưa có bình luận nào!