Tìm hiểu về 6 ngôn ngữ chính trong lập trình PLC

3 tháng trước Phạm Thúy Hương 61

PLC là ngôn ngữ lập trình dễ học cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic với ưu điểm cấu trúc nhỏ gọn, dễ dàng tìm hiểu, sửa chữa và có dung lượng bộ nhớ lớn có khả năng chứa được những chương trình phức tạp. Ngôn ngữ lập trình PLC có thể giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác bao gồm: máy tính, nối mạng, module mở rộng,... đảm bảo tin cậy trong môi trường công nghiệp. 
Cùng Hợp Long tìm hiểu về một số ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay thông qua các thông tin dưới đây! 

Ladder Diagram (LAD) 

Là ngôn ngữ lập trình PLC đồ họa nhằm thể hiện các hoạt động logic với ký hiệu tượng trưng. Nó được tạo ra từ các nấc thang logic, là một trong những ngôn ngữ lập trình PLC được tiêu chuẩn hóa với cấu trúc bậc thang dễ sắp xếp, tổ chức và tiện theo dõi, đồng thời cho phép ghi chú thích và hỗ trợ chỉnh sửa online. 
Các hãng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình LAD: ABB, Siemens, Schneider, Mitsubishi… 

Function Block Diagram (FBD) 

Đây là sơ đồ khối chức năng – ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều khả năng và sử dụng để lập trình cho bất kỳ chức năng nào trong một chương trình PLC. Đây là ngôn ngữ cơ bản cho tất cả lập trình viên PLC, công cụ tuyệt vời để triển khai mọi thứ từ logic đến timer, bộ điều khiển PID hay thậm chí hệ thống SCADA. Ngôn ngữ giúp gộp nhiều dòng lập trình thành một khối hoặc một số khối chức năng. 
Các hãng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình FBD: ABB, Schneider, Siemens, B&R…

Structured Text (ST/STL) 

Khác với LAD và FBD, ST/STL là ngôn ngữ lập trình dựa trên nền tảng văn bản, ngôn ngữ cấp cao nên chiếm ít dung lượng, dễ mô tả, chú thích và in dễ dàng hơn các ngôn ngữ lập trình PLC khác. Đây là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất cho các chương trình sử dụng các phép tính toán học, công thức, thuật toán và chương trình có lượng lớn dữ liệu. 
Các hãng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình ST/STL: Schneider, ABB, B&R, Siemens… 

Sequential Function Chart (SFC) 

Đây có thể hiểu là một phương tiện đồ họa nhằm phân vùng mã và hiển thị trạng thái hoặc chế độ hoạt động một cách trực quan. Các quá trình có thể chia thành các bước chính giúp khắc phục sự cố nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngôn ngữ này không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả các ứng dụng. 
Các hãng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình SFC: Mitsubishi, Schneider, Siemens, ABB…

Instruction List (IL) 

Đây là ngôn ngữ lập trình PLC đầu tiên, và là ngôn ngữ lập trình kiểu văn bản. Đây là ngôn ngữ cấp thấp bởi khi sử dụng nó, bạn sẽ làm việc với các mã, thành phần như LD, AND, OR… 
Ưu điểm của IL rất nhanh và hiệu quả, đặc biệt khi so sánh với ngôn ngữ đồ họa, sử dụng ít bộ nhớ hơn. Tuy nhiên, ngôn ngữ này dễ bị lỗi thời gian chạy và gây ra các vòng lặp vô hạn hoặc các phép toán số học nên ít phổ biến trong các ứng dụng ngày nay. 

C/C++  

Đây là ngôn ngữ lập trình cấp cao mà các lập trình viên cần phải biết và ứng dụng. C là ngôn ngữ thủ tục, trong khi C++ là hướng đối tượng, lập trình thủ tục tuân theo các nguyên tắc từng bước của các hàm, trong khi lập trình hướng đối tượng tập trung vào các đối tượng, kế thừa. 
Các hãng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình C/C++: B&R, Mitsubishi, Unitronics, Beckhoff

Share

Để lại bình luận của bạn

Chưa có bình luận nào!