Tổng quan về công tắc hành trình Omron

5 tháng trước hoailtt 231

Tổng quan về công tắc hành trình Omron: ứng dụng, nguyên lý, cách đấu dây công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Omron là gì?

Omron là thương hiệu nổi tiếng, hàng đầu của xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản) được nhiều người lựa chọn tin tưởng sử dụng bởi chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp. Công tắc hành trình Omron được dùng để đóng mở mạch điện, phục vụ hiệu quả trong việc điều khiển, giám sát. Công tắc này được đặt tại vị trí trên đường hoạt động của dòng điện, động cơ nào đó. Khi dòng điện hoạt động đến vị trí của công tắc thì sẽ có sự thay đổi tín hiệu. Cụ thể sự thay đổi có thể là: ngắt tín hiệu, mở, chuyển hóa cơ năng thành điện năng......
Công tắc hành trình là loại công tắc được thiết kế dùng để giới hạn hành trình của 1 bộ phận chuyển động thông qua sự chuyển đổi các chuyện động cơ thành tín hiệu điện. Thiết bị này có đặt điểm là không lưu lại trạng thái, tức là khi không còn tác động thì thiết bị sẽ tự động quay lại trạng thái ban đầu.

Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Omron

Phân loại công tắc hành trình Omron?

Công tắc hành trình Omron hiện được phân thành 3 dòng sản phẩm chính. Cụ thể: 
Kiểu tế vi 
Kiểu đòn 
Kiểu nút nhấn

Công tắc hành trình kiểu nút nhấn

Trên đế cách điện của công tắc hành trình kiểu nút nhấn được lắp các cặp tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động. Ưu điểm là vỏ và đầu hành trình đều được làm bằng kim loại nên có khả năng chịu lực va đập cao. Hành trình của công tắc kiểu nút nhấn này đạt 10mm. Khi lực tác động lên đầu hành trình 6 , trục thứ 3 sẽ bị đẩy xuống dưới để mở cặp tiếp điểm thường đóng phía trên và cặp tiếp điểm thường mở phía dưới. Khi hết tín hiệu hành trình thì lò xo nhả sẽ đưa phần động về vị trí ban đầu. Loại công tắc hành trình này thường được ứng dụng để đặt ở cuối hành trình.

Công tắc hành trình kiểu tế vi

Khi cần chuyển đổi trạng thái với độ chính xác cao ( 0,3 mm-0,7 mm) người ta thường dùng công tắc hành trình kiểu tế vi. Công tắc này được thiết kế có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở. Các tiếp điểm được lắp trên đế nhựa 5, tiếp điểm động 3 gắn trên đầu tự do của lò xo lá 4. Khi ấn lên nút 6 thì lò xo lá 4 bị biến dạng. Sau khi ấn nút 6 xuống một khoảng xác định, thì lò xo lá 4 sẽ bật nhanh xuống dưới giúp cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm dưới đóng lại. Khi thôi ấn nút 6 thì công tắc sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công tắc hành trình kiểu đòn

Người ta thường sử dụng công tắc hành trình kiểu đòn khi cần có động tác chuyển đổi trong điều kiện hành trình dài. Then khóa 6 ở đây có tác dụng giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi công tác tác dụng lên con lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ lò xo 14 sẽ làm cho đĩa quay 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7-8 mở ra còn cặp 9-10 đóng lại, lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu khi không có lực tác động lên 1 nữa.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Omron sẽ có 3 chân chính: chân COM, chân NO (thường mở), chân NC (thường đóng) và 1 cần dạng đòn bẩy (có màu đỏ phía trên). 
Về nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình Omron thì khá đơn giản. Ở điều kiện bình thường, chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Khi đòn bẩy được tác dụng lực nhấn xuống sẽ làm hở phần tiếp điểm này, khi đó tín hiệu sẽ chuyển sang chân NO và chân COM và giới hạn lại hành trình của thiết bị.

Cách thức đấu dây công tắc hành trình Omron:

Thông thường, công tắc hành trình sẽ có 3 chân: chân NO, chân NC và chân COM. Bạn cần phải xác định chính xác được 3 chân này thì việc đấu dây mới đúng được. Để xác định chính xác 3 chân, bạn dùng đồng hồ VOM để xác định chân NO và NC bằng cách đo ngắn mạch.

Sơ đồ cách đấu dây công tắc hành trình Omron

Sơ đồ cách đấu dây công tắc hành trình Omron

Và cách đấu dây công tắc hành trình Omron như sau: 

Đầu tiên, tiến hành cấp nguồn cho công tắc, thông thường sẽ có 2 loại: nguồn 12V và 220V 
Đấu dây chân COM và NC với nhau 
Chỉ với 2 bước trên là bạn đã tiến hành xong cách đấu dây công tắc hành trình Omron chính xác nhất. 

Ứng dụng của công tắc hành trình Omron 

Công tắc hành trình Omron được ứng dụng trong hoạt động giám sát, hệ thống điều khiển máy móc trong các nhà máy sản xuất. 
Ứng dụng được trong nhiều ngành xây dựng khác nhau: xây dựng, khai thác mỏ, công nghiệp, thiết bị nâng, băng tải..... 
Ứng dụng trong may nâng hạ, cho dây chuyền, thang máy băng tải, van điều khiển.......
Hợp Long địa chỉ uy tín, phân phối công tắc hành trình Omron số 1 hiện nay. 

Share

Để lại bình luận của bạn

Chưa có bình luận nào!