logo-menu

Bộ lọc

Hãng sản xuất

Chọn hãng sản xuất
  • Schneider
  • Mikro
  • Light Star

Series

Chọn series
  • PFR
  • KCP
  • EasyLogic PFC Capacitor

Loại đồng hồ

Chọn Loại đồng hồ
  • Hiển thị LED
  • Hiển thị LCD

Cấp điều khiển

Chọn Cấp điều khiển
  • 6 Cấp
  • 8 Cấp
  • 12 Cấp
  • 14 Cấp

Nguồn điều khiển

Chọn Nguồn điều khiển
  • 380-415VAC
  • 440VAC - 50/60Hz

Truyền thông

Chọn Truyền thông
  • RS485

Kích thước

Chọn Kích thước
  • 144x144
  • Phi 90x308

Thông số khác

Chọn Thông số khác
  • Hệ số công suất, Điện áp, Dòng điện, Công suất tác dụng, Công suất phản kháng
  • Hệ số công suất, Điện áp, Dòng điện, Công suất tác dụng, Công suất phản kháng, Thời gian đầu vào của tụ
  • Dung kháng: 25/30kvar

Bộ điều khiển tụ bù

Bộ điều khiển tụ bù được dùng để bù công suất phản kháng, là một thiết bị trung tâm của tủ điện tụ bù tự động. Bài viết dưới đây giúp bạn nắm rõ các tính năng, đặc tính kỹ thuật, cách cài đặt đúng, sử dụng hiệu quả của bộ điều khiển tụ bù.  

Bộ điều khiển tụ bù là gì?  

Bộ điều khiển tụ bù được coi như là thiết bị trung tâm của thiết bị tủ điện tụ bù tự động  và được ứng dụng để bù công suất phản kháng. Kế thừa những tính năng tự động thông minh, độ chính xác cao hơn so với hầu hết các hệ thống bù truyền thống, nên phương pháp bù tự động này đã dần thay thế được người dùng ưa chuộng sử dụng.  

bộ điều khiển tụ bù là gì

Tính năng của bộ điều khiển tụ bù  

Bộ điều khiển tụ bù kế thừa những tính năng chung nhất định gồm tính năng điều khiển bù công suất phản kháng trong hệ thống điện và tối ưu cải thiện hệ số công suất. Do vậy, bộ điều khiển tụ bù được coi là một trong những thiết bị quan trọng trong ngành điện, và giữ vai trò chính là thiết bị trung tâm bên trong tủ điều chỉnh hệ số công suất tự động.    
Tùy thuộc vào từng model đến từ từng thương hiệu khác nhau mà sẽ sở hữu những tính năng nổi bật riêng biệt khác nữa.  

Các đặc tính kỹ thuật của bộ điều khiển tụ bù  

Điển hình, bộ điều khiển tụ bù Schneider có những đặc tính kỹ thuật chính có thể kể đến như:    
- Thường sử dụng với tính năng điều khiển kết nối từng bước của các tụ bù vào hệ thống bù    
- Trang bị vỏ vỏ PC/ABS có khả năng chống va đập, UL94V–0    
- Có thể được gắn trên trên bề mặt tủ hay trên thanh DIN rail 35mm    
- Tiêu chuẩn quốc tế:    
+ IEC 61326 (CEM)    
+ IEC 61010-1     
+ EN 61010-1    
- Thường được cố định trên thanh ray kết nối bằng một lò xo và khi kết nối không chính xác có thể sẽ được tự động sửa chữa nhanh bởi bảng điều khiển    
- Màn hình LCD    
- Đèn nền    
- Bảng bảo vệ cấp độ bảo vệ IP41 và phần sau cấp độ IP20    
- Phương pháp lắp đặt    
+ Lắp đặt bảng    
+ Lắp đặt DIN rail    
- Nhiệt độ hoạt động khoảng 0 đến 60 độ C  

các đặc tính kỹ thuật của bộ điều khiển tụ bù

Phân loại bộ điều khiển tụ bù  

Trên thị trường hiện nay đa dạng loại bộ điều khiển tụ bù khác nhau đáp ứng, phù hợp với từng mục đích cụ thể:    
- Bộ điều khiển tụ bù 4 cấp: Thường sử dụng cho hệ thống điện công suất nhỏ    
- Bộ điều khiển tụ bù 6 cấp: Thường sử dụng cho hệ thống điện công suất trung bình    
- Bộ điều khiển tụ bù 8 cấp: Thường sử dụng cho hệ thống điện công suất lớn    
- Bộ điều khiển tụ bù 12 cấp: Thường sử dụng cho hệ thống điện công suất lớn    
- Bộ điều khiển tụ bù 24 cấp: Điều khiển nhiều tụ bù cùng lúc, phù hợp sử dụng cho các hệ thống điện công suất lớn    
Các loại bộ điều khiển tụ bù này thường trang bị các chức năng tự động điều chỉnh tối ưu các tụ bù phù hợp với:    
- Tải điện    
- Tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống    
- Giảm thiểu hiệu quả các tổn thất điện năng    
- Bảo vệ hệ thống điện tránh khỏi các tác động của các tải điện và khả năng giảm thiểu nhiễu điện.  

cách lắp đặt bộ điều khiển tụ bù

Cách cài đặt và sử dụng của bộ điều khiển tụ bù  

Cách cài đặt của bộ điều khiển tụ bù  

Cài đặt bộ điều khiển tụ bị cần phù thuộc vào loại sản phẩm và hệ thống điện sử dụng. Để đảm bảo cài đặt đúng, trước tiên người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và trợ giúp của các chuyên gia kỹ thuật trong khi đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn. Thực hiện theo các bước sau:    
- Vị trí đặt bộ điều khiển tụ bù ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và rung động.    
- Kết nối các dây nguồn và tín hiệu chính xác từ hệ thống điện đến thiết bị, đảm bảo rằng các kết nối đúng, đảm bảo an toàn.    
- Thực hiện từng bước cài đặt trên thiết bị, gồm lựa chọn thứ tự chuyển đổi tụ bù chính xác trên trên các đặc tính của tải đảm bảo được sử dụng vào tối ưu các thông số khác như CMRR, tốc độ dữ liệu và tỷ lệ điều chỉnh được lập trình.    
- Kiểm tra lại các kết nối, cài đặt trước khi tiến hành bật nguồn để đảm bảo an toàn và tính ổn định của hệ thống điện.  

Cách sử dụng của bộ điều khiển tụ bù  

Để tiến hành sử dụng bộ điều khiển tụ bù, trước tiện cần lắp đặt vào hệ thống điện. Sau khi lắp đặt, tiến hành cấu hình thiết bị phù hợp với hệ thống điện sử dụng. Thực hiện bước này thông qua màn hình hoặc qua phần mềm điều khiển. Tuy nhiên, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhờ trợ giúp của của chuyên gia kỹ thuật, kỹ thuật viên để đảm bảo độ an toàn, tính ổn định và độ tin cậy của hệ thống điện.  

Xem thêm

Thu gọn