Thiết bị đo lường

Thiết bị đo lường điện đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau, nổi bật trong đó bao gồm các dòng thiết bị như: biến dòng, đồng hồ Vol-Ampe, chuyển mạch Vol-Ampe, công tơ, bộ điều khiển tụ bù, đồng hồ đo hệ số công suất. Việc đo lường các thông số điện là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ thống điện ổn định trong lĩnh vực kỹ thuật điện. 

Thiết bị đo lường điện là gì?

Thiết bị đo lường điện được sử dụng để đo và xác định các thông số điện như điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung và các thông số điện khác trong một mạch điện. Thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, nghiên cứu khoa học, kiểm tra và bảo trì hệ thống điện.   
 

Thiết bị đo lường

Khái niệm về đo lường điện

Đo lường điện được sử dụng để đánh giá, kiểm tra và đảm bảo chất lượng của hệ thống điện, đồng thời giúp xác định các vấn đề và sự cố trong hệ thống điện. 

Cấu tạo dụng cụ đo lường điện

Bao gồm hai bộ phận chính: 
+ Cơ cấu đo: Có phần tĩnh và phần quay, tạo nên momen quay, giúp phần quay di chuyển theo một góc quay tỉ lệ với đại lượng cần đo.
+ Mạch đo: Phần nối giữa cơ cấu đo và đại lượng đo, tính toán để thích hợp cho đại lượng cần đo, thang đo dụng cụ.
Có thêm các bộ phận phụ: bộ phận cản dịu giúp kim đo nhanh chóng ổn định, mặt số, kim chỉ thị, lò xo phản tạo momen hãm,…

Cấu tạo dụng cụ đo lường điện

Các loại thiết bị đo lường điện

Có đa dạng loại thiết bị đo lường điện được sử dụng trong nhiều ứng dụng, dựa theo mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn loại thích hợp
•    Đồng hồ vạn năng: Đa năng, có thể đo dòng điện, điện áp, trở kháng, tần số.
•    Ampe kế: Đo dòng điện đi qua một mạch điện.
•    Volt kế: Đo điện áp giữa hai điểm trên một mạch điện.
•    Điện trở cầu: Đo lường trở kháng các linh kiện điện tử, mạch điện.
•    Công tắc điện: Dùng để kiểm tra xem mạch điện có bị ngắn mạch không.
•    Thiết bị đo điện trở: Đo lường trở kháng các linh kiện điện tử, mạch điện.
•    Thiết bị đo điện dung: Sử dụng để đo lường điện dung các linh kiện điện tử.
•    Oscilloscope (Phân tích sóng điện tử): Quan sát và phân tích các tín hiệu điện trong mạch điện.

Vai trò dụng cụ đo lường điện

Dụng cụ đo lường giúp kiểm tra, đánh giá hiệu suất hệ thống điện, phát hiện và khắc phục các vấn đề và sự cố trong hệ thống điện.
Sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để kiểm tra, bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện. Thiết bị giúp đo lường các thông số điện quan trọng để đảm bảo hệ thống điện và các thiết bị hoạt động đúng cách, không gây ra nguy hiểm cho người dùng.
Dụng cụ đo lường điện được áp dụng trong những ứng dụng nghiên cứu khoa học và giáo dục, giúp các nhà khoa học với học sinh hiểu rõ hơn về khái niệm và lý thuyết điện học.

Vai trò dụng cụ đo lường điện

Phân loại dụng cụ đo lường điện

Các thiết bị đo lường điện có nhiều loại khác nhau. Có thể phân biệt theo 2 cách:
- Theo nguyên lý làm việc
Từ các nguyên lý hoạt động của máy, có thể chia thành các nhóm:
+ Dụng cụ đo kiểu điện từ.  
+ Dụng cụ đo kiểu điện động.  
+ Dụng cụ đo kiểu cảm ứng.  
+ Dụng cụ đo kiểu từ điện
- Theo chức năng
Có thể chia theo chức năng và đơn vị đo.
+ Đo điện năng: Ví dụ công tơ điện  
+ Đo điện áp: Ví dụ: Vôn kế  
+ Đo dòng điện: Ví dụ: Ampe kế  
+ Đo công suất: Oát kế  
+ Đo điện trở: Ôm kế  
Thường dùng những thiết bị đo lường điện đa năng như: Ampe kìm, Đồng hồ vạn năng, Máy đo điện trở cách điện, Máy đo LCR, Máy đo an toàn điện,… Đây là những thiết bị giúp đo điện nhanh chóng, tiện dụng, cho kết quả có độ chính xác cao.

Xem thêm

Thu gọn